Có một thân hình lý tưởng là điều chị em luôn hướng đến. Tuy nhiên, ngực chảy xệ theo thời gian là vấn đề hầu hết phụ nữ phải đối mặt, đặc biệt là khi bạn già đi hoặc sau sinh con,... Vậy có những cách nâng ngực bị xệ nào bạn có áp dụng để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngực chảy xệ trong bài viết này.
1. Nguyên nhân của ngực chảy xệ là gì?
Kích thước, hình dạng và màu sắc vú là những đặc điểm được di truyền từ gen có thể khác nhau ở mỗi bạn. Đồng thời, trong suốt cuộc đời của các chị em, bộ ngực của họ cũng sẽ không ngừng thay đổi và phát triển. Theo thời gian, hình dạng ban đầu của bộ ngực mất đi độ đàn hồi và xệ xuống như một quy luật tự nhiên. Các mức độ chảy xệ được phân loại thành các mức nhẹ, trung bình, nặng dựa vào vị trí quầng vú so với đường chân vú.
Nguyên nhân chính của ngực chảy xệ thường là do tuổi tác. Điều này được giải thích là do khi tuổi của bạn càng lớn, các dây chằng ở ngực (được gọi là dây chằng Cooper) bị giãn ra càng nhiều và yếu đi do tác động của trọng lực. Ngoài ra, sự tăng tuổi tác làm da bị mất độ đàn hồi, vì thế, làm ngực xệ xuống.
>>> XEM THÊM: Nâng ngực chảy xệ không đặt túi
Một số yếu tố khác có thể ít nhiều làm ảnh hưởng đến sự săn chắc và căng tròn của bộ ngực, khiến bộ ngực chảy xệ, lỏng lẽo hơn như:
- Hút thuốc: làm tăng tốc độ lão hóa khiến da mất độ săn chắc và đàn hồi. Do đó góp phần làm cho ngực chảy xệ sớm hơn so với tuổi.
- Mang thai nhiều lần: Sự thay đổi nội tiết tố làm co lại và mở rộng các ống dẫn sữa theo mỗi lần mang thai khiến các mô chảy xệ. Thêm vào đó là do những thay đổi nhanh chóng về trọng lượng của ngực trước và sau khi mang thai.
- Kích thước ngực lớn: theo các chuyên gia, kích thước ngực lớn dẫn đến nguy cơ chảy xệ cao hơn, vì sẽ dễ bị tác động bởi trọng lực nhiều hơn.
- Giảm cân quá mức sau tăng cân cũng có thể làm thay đổi đáng kể hình dạng ngực cũng như dáng ngực. Ngược lại, thừa cân cũng khiến da và mô ngực bị căng và ngực chảy xệ.
- Tiếp xúc quá nhiều với tia UV của ánh nắng mặt trời: lúc này sẽ làm phá vỡ collagen và elastin, khiến da mất đi độ đàn hồi và dẻo dai cần thiết.
- Thời kỳ mãn kinh: sau khi mãn kinh làm nội tiết tố thay đổi và ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da.
- Tập thể dục cường độ cao, quá sức: điều này có thể dẫn đến các mô liên kết bị phá vỡ.
>>> TÌM HIỂU: Ngực chảy xệ phải làm thế nào?
2. Các cách nâng ngực bị xệ?
Vòng 1 săn chắc luôn là điều chị em hướng đến. Hiện nay, có nhiều cách nâng ngực bị xệ để phái đẹp có thể lựa chọn bao gồm ba nhóm chính:
- Phương pháp nâng ngực tự nhiên
- Phương pháp nâng ngực không phẫu thuật
- Phương pháp nâng ngực phẫu thuật
+ Phương pháp nâng ngực tự nhiên
Nếu ngực của bạn không bị chảy xệ quá nhiều và không muốn thực hiện phẫu thuật, bạn có thể thử các cách nâng ngực bị xệ tự nhiên không can thiệp như:
- Tập thể dục với các bài tập cơ ngực: Mặc dù không có cơ ở vú nhưng bạn có thể vận động các cơ bên dưới, chúng được gọi là các cơ chính của ngực. Một số bài tập ngực như đẩy–kéo, bơi lội,..có thể nâng ngực bị xệ của bạn lên một cách tự nhiên.
- Thay đổi chế độ ăn uống và dinh dưỡng: cố gắng ăn chế độ ăn cân bằng, lành mạnh để cung cấp và nuôi dưỡng để làn da của bạn luôn khỏe mạnh, săn chắc và đàn hồi. Bạn không nhất thiết phải giảm cân, cũng không cần tăng cân, thay vào đó, hãy giữ cân nặng phù hợp và ở mức phù hợp với sức khỏe của bạn. Điều này có thể ngăn ngừa ngực chảy xệ và giúp ngực săn chắc hơn.
>>> NGUỒN: Nâng ngực bị xệ