Chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy có khả năng diệt các loại côn trùng trong đó có bọ nhảy. Đây là loại côn trùng rất khó để phòng ngừa và tiêu diệt. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật chúng sẽ rất nhanh nhảy sang nơi khác. Hơn nữa khi sử dụng quá nhiều thuốc hóa học lâu ngày các chất độc hại tồn dư lại. Đất sẽ bị ô nhiễm, về lâu dài gây nên sự ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người. Cách tốt nhất đó chính là nên sử dụng chế phẩm sinh học để tiêu diệt bọ nhảy. Vậy nên sử dụng chế phẩm như thế nào cho hiểu quả? Đầu tiên cần hiểu được đặc điểm của loại bỏ nhảy này. Từ đó rút ra cách dùng chế phẩm sinh học hiệu quả nhất để phòng ngừa, diệt loại bọ này.
Bọ nhảy là loài côn trùng như thế nào?
Đặc điểm của loài bọ nhảy
Bọ nhảy là loài côn trùng có tên khoa học là Phyllotreta Striolata. Nằm trong họ Chrysomelidae, bọ cánh cứng này được biết như là loài gây hại cho các loại rau.
Đặc điểm hình thái của loài bọ nhảy
Đầu theo chu kỳ hình thành, trứng của các loại bọ nhảy được đẻ xung quanh rễ chính của cây. Thông thường mỗi con bọ nhảy đẻ được 200 trứng. Trứng có màu vàng nhạt và kích thước rất nhỏ.
Kế đến là giả đoạn ấu trùng, ấu trùng của loài bọ nhảy có hình ống. Chúng có độ dài khoảng 4mm, màu vàng nhạt. Và đặc biệt sống ở dưới mặt đất của các cây rau.
Tại giai đoạn biến thành sâu, chúng có màu vàng hoặc màu trắng. Chúng thường sinh sống và làm nhộng ở dưới đất. Lúc này chúng có độ dài khoảng 4-6mm.
Cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Được biết loại bọ cánh cứng này có chiều dài khoảng 2,1-2,5mm. Chúng có bộ cánh cứng màu đen, ở giữa có màu vàng nhạt. Chúng được gọi là bọ nhảy sọc cong vì đôi chân phía sau rất khỏe để tạo lực nhảy xa.
Thời gian vòng đời của bọ nhảy
Vòng đời của loại bọ nhảy dao động từ 47 đến107 ngày. Trong đó:
Giai đoạn trứng là từ 4 đến 7 ngày
Giai đoạn sâu non hình thành từ 15 đến 20 ngày
Giai đoạn con nhộng từ 8 đến10 ngày
Cuối cùng tại giai đoạn trưởng thành chúng có thể sống từ 20 đến 70 ngày
Những đặc điểm tiêu cực của bọ nhảy
Các lỗ tròn nhỏ trên bề mặt lá thường được gây nên bởi bọ nhảy trưởng thành. Cụ thể chúng đã gây hại bằng cách ăn, đục trên lá non. Bên cạnh đó rau bị dập nát nhiều là do chúng dùng chân đạp, nhảy lung tung trên vườn rau. Đặc biệt là các loại cây có lá mỏng thì càng bị hư hại nhiều.
Lý do khác làm cho cây kém phát triển là vì sâu non của bọ nhảy đục dần vào rễ chính. Chúng ăn dần các rễ phụ của cây làm cho cây héo và chết đi ở giai đoạn cây non.
Chúng thường tạo các lỗ thủng trên bề mặt lá làm cho lá bị te tua. Ngoài làm hư hại lá chúng còn cắn phá rễ và củ. Làm cho củ bị lõm vào trong dẫn đến hút chất dinh dưỡng kém. Từ đó mà cây bị phát triển chậm hoặc có thể bị thối và chết.
Đặc điểm sinh học của bọ nhảy
Thường thấy loài bọ nhảy hay gây hại nhiều vào mùa khô. Cụ thể là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát mẻ chúng lại cầng xuất hiện nhiều. Bởi chúng sẽ lẩn trốn hết dưới gốc và tán lá khi có ánh nắng chiếu vào. Đặc biệt loài này có tập tính giả chết. Khi chúng ta cố tình động vào nó thì nó sẽ nhảy đi rất nhanh.
Loài bọ nhảy này sẽ gây hại rất mạnh vào điều kiện thời tiết hanh nóng và khô. Ngược lại mặt độ của chúng sẽ giảm đi dáng kể vào mùa mưa.
Đối với miền Bắc Việt Nam, bọ nhảy thường phát sinh từ tháng 3-5, tháng 7-9 nhất là ở Hà nội. Còn đối với miền Nam thì chúng thường xuất hiện vào tháng 2,3,4.
Những biện pháp phòng trừ bọ nhảy trên cây trồng
Hiện có rất nhiều cách để diệt bọ nhảy. Trong đó có làm đất, luân canh, bẫy và sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy.
Biện pháp làm đất:
Để diệt hết các con nhộng và sâu non còn sót lại từ mùa vụ trước. Chúng ta nên làm vệ sinh thật kĩ trước khi bắt đầu mùa vụ mới.
Để tránh việc bọ nhảy lây lan khắp vườn người nông dân nên đi kiểm tra thường xuyên. Khi kiểm tra thường sẽ tiêu diệt bọ nhảy dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó để tiêu diệt bọ nhảy ta cũng có thể bón vôi vào cho đất. Vừa có thể cải tạo đất trồng vừa có thể tiêu diệt chúng.
Biện pháp luân canh:
Không nên trồng một cây cải (cây rau thập tự) trong nhiều năm liên tiếp. Để tránh tình trạng bọ nhảy phá hoại mạnh vườn rau qua nhiều mùa nên luân phiên trồng cây. Các loại cây có thể luân phiên trồng như: cà chua, dưa leo, mướp, bí đao, hành lá, hành tây,…để hạn chế lượng gây hại của bọ nhảy.
Một lưu ý tiếp theo đó chính là nên để lại một diện tích nhỏ khi thu hoạc. Mục đích là để chúng tụ lại một nơi để ta có thể dễ dàng dùng chế phẩm sinh học bọ nhảy. Điều này giúp cho mùa vụ sau không có bọ nhảy phá hoại mùa màng.
Biện pháp bẫy
Bởi vì loại bọ này rất mê màu vàng nên chúng ta nên mua loại bẫy keo dính màu vàng. Khi di chuyển thì chúng dễ bị băng dính bẫy lại. Ngay cả khi trời mưa hay tưới nước cũng sẽ không dễ dàng rửa trôi.
Chúng ta nên áp dụng biện pháp này vào mỗi đầu mùa vụ để diệt bọ nhảy sớm. Mục đích là để giảm thiểu lượng sinh sôi nảy nở của chúng. Được biết đây là cách an toàn cho vườn rau không kém cách dùng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy.
Biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy
Biện pháp cuối cùng cũng là biện pháp hiệu quả nhất để diệt bọ nhảy đó là dùng chế phẩm sinh học. Trước đây cách để tiêu diệt bọ nhảy truyền thống đó là thuốc hóa học. Với cách này vừa không hiệu quả lại vừa không an toàn cho sức khỏe. Những chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật lâu ngày tồn đọng lại. Qua đó gây nên ô nhiễm môi trường đất, nước. Cũng như làm mất đi độ cân bằng của hệ sinh thái, làm đất bị thoái hóa.
Chính vì vậy mà chế phẩm sinh học được ra đời với những khắc phục về khuyết điểm đó. Hiện nay đang ngày có càng nhiều người dùng chế phẩm sinh học để diệt bọ nhảy. Không chỉ vừa mang lại hiệu quả cao hình thức này lại có tính an toàn hơn. Không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn an toàn cho môi trường.
Hiện tại trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học diệt bọ nhảy. Nhưng để mang lại hiệu quả cao và an toàn bạn hãy tham khảo chế phẩm sinh học diệt sâu bệnh NBT 08 của công ty Nông Bội Thu. Đây được xem là sản phẩm tốt nhất hiện nay trong việc tiêu diệt các loại côn trùng gây hại cho cây.