Kết hợp Inside Bar với hỗ trợ, kháng cự để tối ưu hóa chiến lược giao dịch
Inside Bar là 1 trong những mô hình nến được sử dụng phổ biến bởi các trader Price Action, giúp họ nhận biết sự thay đổi của xu hướng thị trường thông qua tín hiệu mạnh mẽ mà các thanh nến đem lại. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn chiến lược giao dịch kết hợp giữa inside bar và điểm phá vỡ hỗ trợ kháng cự để có thể thu về lợi nhuận hấp dẫn nhất.
Mô hình nến Inside bar
Chiến lược kết hợp inside bar với hỗ trợ, kháng cự là một chiến lược giao dịch hành động giá sử dụng nến inside bar trên khung D1 kết hợp giao dịch phá vỡ ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Chiến lược giao dịch này khá đơn giản và dễ áp dụng. Điều kiện cụ thể như sau:
Xuất hiện mô hình nến inside bar trong biểu đồ với khung thời gian D1
Thay vì giao dịch bằng chiến lược mô hình nến inside bar trên khung D1, chúng ta sẽ chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn như H1 hoặc M30 để tìm kiếm điểm vào/thoát lệnh cũng như các mức hỗ trợ và kháng cự
Thực hiện giao dịch phá vỡ (breakout) các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong các khung thời gian nhỏ (nhỏ hơn D1) trước khi phá vỡ nến inside bar trên khung D1
Hay nói cách khác, bạn đang cố gắng tham gia giao dịch sớm hơn trước khi giá phá vỡ nến inside bar trên D1.
Xem thêm : Đánh giá sàn XTB
Giao dịch theo cách này, bạn có thể:
Đặt dừng lỗ chặt chẽ
Có tỉ lệ tỷ lệ:rủi ro tốt
Có được mức lợi nhuận tốt nếu giao dịch diễn ra theo kế hoạch
Nguyên tắc chiến lược giao dịch kết hợp inside bar với hỗ trợ, kháng cự
Trên khung D1, tìm kiếm và theo dõi sự xuất hiện của nến inside bar. Như biểu đồ cặp USDJPY phía trên, có thể thấy inside bar đã hình thành
Khi inside bar đã hình thành, điều tiếp theo bạn cần làm là chuyển sang biểu đồ H1 hoặc M30 và chờ ngưỡng hỗ trợ và kháng cự hình thành trong H1 và M30. (Lưu ý: không sử dụng kháng cự hỗ trợ trên khung D1)
tìm kiếm sự xuất hiện của nến inside bar trong khung D1
1. Đối với lệnh bán
Nếu ngưỡng hỗ trợ hình thành => đặt lệnh sell stop cách khoảng 2 pips phía bên dưới mức thấp nhất của ngưỡng hỗ trợ đó
Đặt điểm dừng lỗ cũng cách 2 pips phía trên đỉnh gần nhất
Đặt chốt lời khoảng 100-200 pips hoặc sử dụng tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận là 1:3
2. Đối với lệnh mua
Nếu ngưỡng kháng cự hình thành, hãy đặt lệnh buy stop cách 2 pips phía trên mức cao của ngưỡng kháng cự đó
Đặt điểm dừng lỗ cách khoảng 2 pips phía bên dưới đáy gần nhất
Đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 100-200 pips hoặc tỉ lệ RR 1:3
Biểu đồ H1 của cặp USDJPY của hình trên:
Chiến lược giao dịch kết hợp Inside bar và hỗ trợ, kháng cự
Xem thêm : Hướng dẫn rút tiền sàn XTB
Như bạn có thể thấy ở biểu đồ trên:
Khu vực hộp màu xám chính là nến inside bar được tìm thấy ở D1
Đặt lệnh buy stop ở phía trên ngưỡng kháng cự và lệnh chờ đã được kích hoạt vì giá đã tăng lên phá vỡ giá cao nhất của nến inside bar trên khung thời gian D1
Hoặc bạn có thể đặt sell stop bên dưới ngưỡng hỗ trợ đầu tiên (gạch chấm màu xanh) hoặc đặt stoploss cho lệnh buy. Dù sao đi nữa thì giá cũng đã tăng lên và không trở lại
Đặt stoploss như sau: điểm stoploss 1 là đáy nhất gần nhất nhưng nếu nó quá gần với giá vào lệnh của bạn, thì bạn có thể di chuyển nó xuống stoploss 2 là đáy tiếp theo bên dưới
Sau khi lệnh giao dịch được kích hoạt, đây là kết quả có được:
Kết quả giao dịch áp dụng chiến lược
Ưu điểm của chiến lược giao dịch kết hợp inside bar với hỗ trợ, kháng cự
Khi thực hiện giao dịch theo chiến lược này, bạn sẽ có được một số lợi ích như sau:
So với các chiến lược giao dịch khác, đây là chiến lược giao dịch hành động giá khá đơn giản
Mặc dù một số nến inside bar nhỏ, nhưng cũng sẽ có những nến inside bar khác có phạm vi lớn hơn, điều đó có nghĩa là nếu bạn giao dịch nến inside bar theo cách thông thường thì sẽ có lúc stoploss của bạn khá lớn. Với chiến lược giao dịch này, bạn có thể giảm khoảng stoploss và đồng thời tăng tỉ lệ rủi ro:lợi nhuận cho giao dịch của bạn
Xem thêm : Cách rút tiền sàn XTB
Nhược điểm của chiến lược giao dịch
Mọi chiến lược giao dịch đều có nhược điểm riêng. Và đối với chiến lược này, nhược điểm lớn nhất đó là:
Sẽ có những lúc bạn gặp phải false breakout (phá vỡ giả) từ thị trường tại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ trong khung thời gian H1 hoặc M30. Breakout giả xuất hiện trên biểu đồ khi giá phá vỡ một mức nào đó, nhưng sau đó đột nhiên thay đổi hướng. Khi breakout đầu tiên xảy ra, nhiều nhà giao dịch bị cuốn vào thị trường bằng cách giao dịch theo hướng của đột phá. Những nhà giao dịch này bị mắc kẹt khi giá đảo chiều, dẫn đến một loạt các lệnh dừng lỗ được kích hoạt.
Điểm dừng lỗ của bạn sẽ khá gần và đôi lúc bạn có thể sẽ bị dừng lỗ sớm.
Mặc dù chiến lược này khá đơn giản nhưng nó cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục. Để làm được điều này đòi hỏi trader cần có sự rèn luyện và backtest chiến lược. Đặc biệt là mọi người cần quản lý vốn một cách chặt chẽ.
Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã có thêm sự lựa chọn cho chiến lược giao dịch của mình với inside bar – một trong những mô hình nến được quan tâm và ưa chuộng nhất hiện nay.
Nguồn : investing.vn