Với mức độ biến động và khó lường của thị trường chứng khoán, người ta cần phải phân tích kỹ càng trước khi vào lệnh để có thể thu về lợi nhuận cao, cũng như hạn chế rủi ro hết mức. ADR không phải là tỷ số tài chính như EPS hay ROE, nhưng vẫn giúp ích trong việc phân tích thị trường chứng khoán mà bạn nên quan tâm.
1. Giới thiệu về ADR
ADR không phải là một chỉ số tài chính, vậy ADR là gì và có chức năng gì?
ADR (advance decline ratio) là một chỉ báo kỹ thuật mà các nhà phân tích sử dụng để đánh giá xu hướng hiện tại của thị trường chứng khoán. ADR so sánh số lượng cổ phiếu đã tăng giá trị so với những cổ phiếu bị giảm giá trị.
Việc tính toán tỷ lệ ADR rất đơn giản, bạn chỉ cần chia số cổ phiếu tăng giá cho số cổ phiếu giảm giá như sau:
ADR = cổ phiếu tăng giá ÷ cổ phiếu giảm giá
Trong đó:
Cổ phiếu tăng giá: Cổ phiếu tăng giá trị trong một khoảng thời gian
Cổ phiếu giảm giá: Cổ phiếu giảm giá trị trong cùng khoảng thời gian đó
Bạn có thể tính toán ADR cho các khung thời gian khác nhau. Nó có thể là một ngày, một tuần hoặc một tháng tùy thuộc vào dữ liệu mà bạn cần. Ngoài ra, kết quả thu được sẽ thể hiện dưới dạng tỷ lệ giúp dễ hiểu hơn so với việc sử dụng các giá trị tuyệt đối.
Giới thiệu ADR và công thức tính
Ví dụ: thay vì nói 20 cổ phiếu tăng giá và 16 cổ phiếu giảm giá trong ngày, bạn có thể nói rằng tỷ lệ ADR của cổ phiếu đó là 20:16 hoặc 1,25.
2. Chức năng của ADR
ADR chỉ cho chúng ta biết mức độ tăng giá của cổ phiếu tăng giá đối với cổ phiếu giảm giá trong một khoảng thời gian xác định. Chính vì vậy nó thường được dùng kết hợp với các chỉ số bổ sung khác nhiều hơn.
Còn nhìn chung về mặt chức năng, ADR cao có thể cho thấy thị trường quá mua (khi một cổ phiếu hoặc các cổ phiếu được bán với giá cao hơn giá trị hợp lý nội tại). Hoặc ngược lại một ADR thấp có thể cho thấy thị trường quá bán (khi một cổ phiếu hoặc các cổ phiếu được bán với giá thấp hơn giá trị nội tại hoặc hợp lý). Với thông tin này, các nhà phân tích có thể sử dụng ADR như một tín hiệu cho biết thị trường có sắp chuyển hướng hay không.
Chức năng ADR trong phân tích thị trường
Chúng ta cũng có thể xem xét ADR theo xu hướng để xem liệu thị trường sắp đi vào xu hướng tăng hay giảm. Nếu bạn là một nhà giao dịch thường xuyên, bạn sẽ nhận ra rằng một thị trường tăng giá là nơi có nhiều cổ phiếu tăng giá hơn là giảm giá. Điều ngược lại hoàn toàn đúng đối với một thị trường giảm giá. Chính vì vậy, nếu ADR đang tăng theo thời gian, nó có thể cho thấy xu hướng thị trường tăng tiếp tục. Ngược lại, nếu ADR giảm theo thời gian, nó có thể cho thấy xu hướng thị trường giảm.
Lấy ví dụ:
Ngày1234567ADR1.11.211.171.321.551.982.3
Bảng trên là một loạt các ADR hàng ngày được tính toán trong khoảng thời gian 7 ngày liên tiếp. Như bạn có thể thấy, ngay cả khi ADR giảm nhẹ vào ngày thứ 3, nhưng nhìn chung vẫn có một xu hướng tăng tổng thể trong ADR 7 ngày.
Điều này có thể cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng giá. Và để biết chắc được dự đoán của bạn có đúng không, tốt nhất là bạn nên kết hợp thêm một số chỉ báo kỹ thuật và thông tin phân tích căn bản để xác nhận.
3. Kết
ADR là một công cụ tính toán đơn giản, nhưng có thể cung cấp một lượng thông tin đáng kể. Nhận biết sự thay đổi hướng của thị trường chứng khoán là điều cần thiết. Và với ADR, bạn có một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả có thể cảm nhận được những thay đổi tiềm năng như vậy trong xu hướng. Tuy nhiên, bạn nên kết hợp nó với một số công cụ khác để xác định chính xác hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các công cụ phân tích kỹ thuật cho trading tại https://toptradingforex.com/chuyen-muc/forex/phan-tich-ky-thuat/.