Những thông tin về tiền ảo hay Bitcoin đang xuất hiện khắp nơi. Nhiều người cho rằng tiền ảo, tiền kỹ thuật số và tiền mã hóa là một, tuy nhiên điều này không chính xác. Để biết cách phân loại và có những loại tiền ảo nào, tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam. Ngoài ra cũng tìm hiểu về bảng tỷ giá tiền ảo tiền điện tử mới nhất hiện nay
Tiền ảo là gì?
Tiền ảo (virtual currency) là một dạng tiền kỹ thuật số (digital money) không được kiểm soát, phát hành bởi chính phủ, mà được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển (developer). Loại tiền này được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo cụ thể.
Còn theo định nghĩa của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA), tiền ảo không phải một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền ảo được nhóm, cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.
Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không ở dạng vật lý. Nó được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động, máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn.
Tiền ảo được coi là một tập hợp con của nhóm tiền kỹ thuật số, cũng bao gồm tiền điện tử.
Xem thêm : kinh doanh tiền ảo
Tiền ảo có hợp pháp ở Việt Nam?
Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày 1/1/2018, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là không hợp pháp và bị cấm tại Việt Nam.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Dân sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, quy định không đề cập tới việc mua/bán Bitcoin trên các sàn giao dịch quốc tế, cũng như việc sở hữu tài sản Bitcoin của mỗi cá nhân, tổ chức.
Tính hợp pháp của Bitcoin vẫn còn vấn đề gây tranh cãi trên toàn cầu. Hiện tại đã có 107/251 nước chấp nhận Bitcoin. Việt Nam nằm trong danh sách những nước xem Bitcoin là bất hợp pháp.
Ở Việt Nam, khái niệm về tài sản ảo, tiền điện tử chưa được nêu trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật, không do bất cứ ngân hàng nhà nước nào phát hành và được lưu trữ bằng phương thức điện tử.
Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đang gặp các vấn đề pháp lý về quản lý tài sản ảo, tiền ảo. Đây là vấn đề rất mới nên các chính phủ chưa có khung pháp lý quá sớm mà chờ đợi thêm.
Trước đó, trong Hội nghị ngành ngân hàng ngày 11/4/2019, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan quản lý sắp ban hành Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sắp tới sẽ lần đầu tiên có sự xuất hiện của tiền điện tử.
Lý do tiền ảo chưa được công nhận hợp pháp ở Việt Nam
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định về tài sản thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản được hiểu là vật chất và các lợi ích vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu sống, phát triển của xã hội loài người.
Mặt khác, tài sản còn là điều kiện để chủ thể sử dụng vào các quan hệ trao đổi tài sản, bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tài sản phải tồn tại khách quan và theo khả năng của con người thì phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được.
Tiền ảo không phải là tài sản, về mặt lý luận thì tiền ảo là tài sản ảo. Con người không kiểm soát được tiền ảo theo khả năng, không xác định được các thuộc tính của nó, do vậy không thể dùng làm đối tượng của các quan hệ pháp luật dân sự. Hiện nay, pháp luật của tất cả các nước trên thế giới và Việt Nam không thừa nhận một loại tài sản nào gọi là tài sản ảo.
Xem thêm : hold coin là gì
Sau đây là các lý do chi tiết vì sao tiền ảo cũng không được pháp luật Việt Nam thừa nhận:
Các giao dịch thương mại hay dân sự thanh toán bằng Bitcoin mang tính chất ẩn danh, chủ thể của quan hệ không xác định được danh tính và chủ thể của các bên quan hệ không biết rõ về nhau, mà chỉ thông qua mạng Internet.
Thuộc tính của Bitcoin là tiền ảo được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số nên có nhiều nguy cơ bị xâm phạm, bị chiếm đoạt, bị thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch.
Không có cơ quan giám sát, không có cơ quan trung gian, quan hệ sử dụng Bitcoin tự do, tự phát theo một quy ước giữa các bên chủ thể tham gia giao dịch không công khai. Giá trị Bitcoin biến động mạnh theo thời gian hoạt động ngắn nên ẩn chứa nhiều nguy cơ bong bóng và những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch, bị thiệt hại về tài sản mà không được bảo vệ bằng các cơ chế pháp lý. Ngược lại, Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát giao dịch bởi một cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào, nên chủ sở hữu Bitcoin phải tự chịu mọi rủi ro.
Các loại tiền ảo phổ biến hiện nay
Bitcoin
Bitcoin ra đời năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto – một người khá bí ẩn. Giá trị thị trường của Bitcoin ở mức trên 10 tỷ USD (tháng 6/2016), lớn hơn tất cả các loại tiền ảo khác cộng lại. Với nhiều người, nhắc đến tiền ảo là nhắc đến Bitcoin. Vì giá trị thương hiệu của nó, tất cả loại tiền ảo còn lại được coi là “altcoin” – loại tiền ảo thay thế cho Bitcoin.
Ethereum
Ethereum là một nền tảng tiền ảo dựa trên các hợp đồng thông minh – cho phép theo dõi tất cả các giao dịch và thỏa thuận liên quan thông qua một cuốn sổ cái. Ethereum được chia làm 2 loại Ethereum và Ethereum Classic.
Được tạo ra bởi Vitalik Buterin và đưa vào thị trường giữa năm 2015, nó được quảng cáo là loại tiền ảo có tiềm năng hơn cả Bitcoin với giá trị thị trường khoảng 33 tỷ USD
Litecoin
Litecoin ra mắt tháng 9/2011 bởi cựu nhân viên Google là Charles Lee như một sản phẩm thay thế Bitcoin. Người dùng cũng có thể khai thác, sử dụng nó để trao đổi lấy sản phẩm và dịch vụ. Ở thời điểm tháng 7/2016, giá trị của nó khoảng 7,5 tỷ USD
Monero
Moneno được biết đến như một loại tiền ảo bí mật – sử dụng công nghệ chữ ký nhóm, tạo sự an toàn, bảo mật và không để lại dấu tích. Với giá trị thị trường hiện nay khoảng 1,7 tỷ USD
Ripple (XRP)
Ripple là một hệ thống thanh toán tổng thể theo thời gian thực, chuyển đổi tiền tệ. Ra mắt năm 2012 và có giá trị khoảng 16,7 tỷ USD
Xem thêm : sàn tiền ảo bị sập