Trong forex, các trader thường dựa vào 2 phương pháp chính để dự đoán xu hướng giá gồm: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Hiện tại, nhiều trader chủ yếu sử dụng phân tích kỹ thuật làm nền tảng cho chiến lược giao dịch forex của mình và thường bỏ qua phân tích cơ bản. Bởi phân tích cơ bản yêu cầu trader phải đọc nhiều cũng như nắm vững các kiến thức mang tính vĩ mô như: lãi suất, tin tức chính trị và hay động thái của ngân hàng Trung Ương tác động đến thị trường. Điều này thường gây khó dễ cho rất nhiều người, đặc biệt là các trader mới vào nghề.
Tuy nhiên, nếu bỏ qua phân tích cơ bản sẽ làm cho bạn khó lòng đánh giá toàn diện xu hướng giá trong lâu dài. Khiến cho các phân tích mang tính chủ quan và phiến diện, làm giảm thiểu xác suất dự đoán giá của chính bản thân bạn. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ đưa ra những khái quát nhất, giúp bạn có thể hiểu và nắm rõ phân tích cơ bản trong forex.
Phân tích cơ bản trong giao dịch forex là gì?
Phân tích cơ bản trong Forex (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung nghiên cứu sức khỏe một nền kinh tế thông qua việc kiểm tra các lực cung cầu từ liên thị trường tác động đến thị trường tiền tệ như: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, thảm họa thiên nhiên (thiên tai, động đất, sóng thần…) bầu cử, chính trị…
Xem thêm: review sàn XM
Ví dụ về phân tích cơ bản: Nếu kinh tế Úc ổn định, phát triển mạnh sẽ khiến đồng Đô La Úc tăng giá so với các đồng tiền khác, và thường kéo theo việc tăng lãi suất để kiểm soát tăng trưởng và lạm phát. Lãi suất cao chính là “miếng mồi” hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và kết quả là họ sẽ mua Đô La Úc để đầu tư vào quốc gia này. Nhờ vậy sẽ làm cho giá trị của đồng tiền tệ đó tăng lên.
Tại sao nên tìm hiểu phân tích cơ bản?
Khi phân tích cơ bản, đòi hỏi các trader phải có 1 nền tảng kiến thức nhất định, cũng như biết cách tổng hợp các thông tin sự kiện diễn ra trong ngày, trong tuần, mới có thể đưa ra được các nhận định chính xác. Chính vì thế, bạn cần phải đọc rất nhiều tài liệu kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản lại với nhau, mới hiểu được các yếu tố tác động đến thị trường đằng sau hành vi giá.
Đặc biệt, thị trường phản ứng cực kỳ nhanh nhạy với tin tức. Khiến cho trader sẽ gần như không thể phán đoán tình huống, tìm kiếm phương án giao dịch phù hợp ngay thời điểm tin tức xuất hiện. Vì thế, nếu như bạn hiểu phân tích cơ bản kết hợp với phân tích kỹ thuật sẽ nâng cao tỷ lệ phán đoán xu hướng giá trong tương lai, từ đó có các chiến lược giao dịch thích hợp nhất.
Xem thêm: hướng dẫn nạp tiền sàn XM
Các yếu tố cần biết trong phân tích cơ bản
Lãi suất
Không có chỉ số kinh tế và tài chính nào để theo dõi chuyển động tỉ giá ngoại tệ quan trọng như lãi suất.
Trước hết phải hiểu lại suất là công cụ tác động đến nền kinh tế quốc gia của ngân hàng trung ương. Trong trường hợp phát hiện lạm phát lên cao, ngân hàng trung ương tùy thuộc chính sách, sẽ có tác động vào ngoại tệ quốc gia thông qua việc thay đổi lãi suất.
Để giảm lạm phát ngân hàng trung ương thường ra quyết định tăng lãi suất để làm giảm số tiền lưu động trên thị trường. Nếu muốn tăng số lượng tiền lưu động trong thị trường ngân hàng sẽ phải hạ lãi suất xuống. Nếu chênh lệch lãi suất ngoại tệ quốc gia với quốc gia khác cao sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài mua ngoại tệ trong nước và gửi lãi suất cao. Nói kiểu khác thì lãi suất cao sẽ khiến cho đồng tiền có nhu cầu tăng cao để đầu tư, làm ngoại tệ trong nước tăng và lên giá.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Báo cáo GDP là một trong những chỉ báo kinh tế quan trọng nhất được tất cả các nhà kinh tế, đầu tư tài chính sử dụng nhằm đánh giá tổng thể nền kinh tế 1 quốc gia. Theo đó, GDP chính là tổng giá trị bằng tiền của mọi loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất 1 nền kinh tế trong quý được xác định.
Khi GDP tăng trưởng đồng nghĩa nền kinh tế quốc gia đang mạnh lên, dẫn đến đồng ngoại tệ quốc gia tăng theo. Các số liệu GDP được công bố vào mỗi quý. Và khi số liệu dự đoán so với số liệu thực tế khác nhau thì tỷ giá có thể biến động cực mạnh.
Chỉ số chi tiêu tiêu dùng (CPI)
CPI là thước đo lạm phát được sử dụng rộng rãi nhất. Phản ánh giá cả ở mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian (tháng, 3 tháng, năm). Dùng để so sánh giá tiêu dùng và dịch vụ hiện tại với giá của tháng trước hoặc năm trước. Khi chỉ số này tăng trưởng thường kéo theo việc tăng lãi suất trong nước, và tăng giá ngoại tệ quốc gia.
Chỉ số CPI tác động rất mạnh tới thị trường Forex, trong nhiều trường hợp khi CPI được công bố, giá ngoại tệ có thể thay đổi 50-100 pip chỉ trong vòng vài phút.
Chỉ số thị trường lao động -Nonfarm payrolls (NFP)
Đến hẹn lại lên cứ vào mỗi thứ 6 tuần đầu tiên của tháng chỉ số NFP được công bố, cũng là lúc làm cho anh em trader “đứng ngồi không yên” vì khi tin ra, nhiều cặp tỷ giá có thể chạy cả 100 pip chỉ trong vài phút. Nói như vậy là bạn đã hiểu chỉ số NFP quan trọng như thế nào rồi đúng không?
NFP càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm và làm cho đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, dữ liệu việc làm rất khó dự đoán, và giá trị thực thường xuyên mâu thuẫn với dự đoán và gây ra sự điều chỉnh ngay lập tức. Thất nghiệp gia tăng (giảm việc làm), thường đi kèm với sự mất giá của tiền tệ.
Xem thêm: cách nạp tiền sàn XM
Lịch kinh tế – công cụ hữu ích “đánh” theo tin
Một trong những công cụ thiết yếu mà bất cứ trader nào cũng phải sử dụng để phân tích cơ bản trong giao dịch Forex chính là lịch kinh tế. Toàn bộ các sự kiện trên thế giới (bao gồm các thông tin quan trọng lẫn các thông tin không quan trọng) đều được đánh dấu trong bộ lịch này. Ngoài việc cung cấp thông tin sự kiện, trong lịch kinh tế còn có các dự báo. Điều này sẽ khiến thị trường phản ứng khi tin ra, có đúng như kỳ vọng hay không, dữ liệu thực tế tốt hơn hay xấu hơn mức dự báo…
Lưu ý: khi xem lịch kinh tế bạn nên chú ý tới các sự kiện được đánh dấu 3 sao hoặc có màu đỏ, là các thông tin sẽ tác động vô cùng mạnh tới cặp tiền tệ đó. Vì thế, vào giờ tin tức ra bạn có thể thoát bớt lệnh, đứng ngoài thị trường cho tới khi hết “bão” thì tiếp tục giao dịch lại.
Sở dĩ việc đánh theo tin hấp dẫn với nhiều nhà giao dịch bởi chúng biến động cực mạnh chỉ trong 1 vài phút thậm chí vài giây, giá có thể chạy cả trăm pip. Nếu bạn đi đúng hướng, bạn có thể sẽ kiếm được bộn tiền và tất nhiên nếu sai, thì tài khoản của bạn cũng sẽ mất khá khá. Vậy giao dịch theo tin tức như thế nào cho hợp lý?
Như có nói, tin tức là một phần không thể thiếu trong giao dịch forex. Chính vì thế, thời gian trước khi tin ra, giá cả có thể sẽ chạy vô cùng loạn để khiến trader không biết đằng nào mà lần. Hoặc thậm chí khi tin ra, thị trường nhiều lúc sẽ không phản ứng như mong đợi, hoặc trong nhiều trường hợp, nó sẽ di chuyển theo hướng hoàn toàn trái ngược với những gì bạn mong đợi. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch forex bạn có thể xem lịch kinh tế, và tránh giao dịch vào những giờ có tin ra, để tài khoản tránh bị tổn thất.
Quy tắc sử dụng lịch kinh tế
Tin tức càng quan trọng, mức biến động sẽ càng cao. Lúc này spread các sàn sẽ bị giãn, máy chủ thường bị quá tải, nên nếu muốn tham gia bạn hãy đặt lệnh trước lúc có tin.
Các tin tức liên quan tới FED, ngân hàng Trung ương đều là các tin tức rất quan trọng. Vì việc phân tích các chính sách, việc tăng giảm lãi suất có thể dự báo được tình hình phát triển của các quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Nếu dữ liệu đưa ra tốt hơn mức dự báo sẽ làm cho giá trị của đồng tiền đó tăng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lãi suất được giữ nguyên vẫn làm thị trường “đảo điên” biến động cực mạnh.
Như vậy thông qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu được giá trị của phân tích cơ bản trong giao dịch forex rồi chứ? Để trở thành 1 trader thành công bạn nên kết hợp Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật và đây cũng là cách tốt nhất đệ cập nhật các dự báo thị trường. Chúc các bạn thành công!