Chiến lược giao dịch với mô hình Harmonic Butterfly
Các mô hình Harmonic ngày càng trở nên phổ biến trong giao dịch Forex. Các mô hình Harmonic có thể được phân loại thành mô hình bên trong và mô hình bên ngoài. Mô hình bên trong bao gồm các cấu trúc như Gartley và Bat. Các mẫu bên ngoài bao gồm các cấu trúc như Butterfly và Crab.
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về mô hình mở rộng Butterfly. Sau bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ nắm được cấu trúc của mô hình Butterfly như thế nào và biết cách tận dụng mô hình để thu về lợi nhuận.
Xem thêm : Sàn giao dịch Exness
Mô hình Butterfly (mô hình con bướm) là gì?
Mô hình Butterfly là một mô hình đảo chiều, biểu hiện cho việc hợp nhất giá và thường xuất hiện ở cuối động thái giá mở rộng.
Các nhà giao dịch có thể dựa vào mô hình Butterfly để biết được sự kết thúc của một xu hướng giá và điểm bắt đầu cho một giai đoạn điều chỉnh giá hoặc một xu hướng mới. Trong thuật ngữ sóng Elliott, mô hình này thường xuất hiện trong đợt sóng cuối cùng (Sóng 5) của chuỗi xung.
Cấu trúc của mô hình Butterfly
Để hoàn thiện, mô hình Butterfly cần trải qua bốn lần biến động giá và 5 điểm phân biệt. Hình dạng của nó trên biểu đồ giống như chữ cái “M” (trong một xu hướng giảm) và chữ “W” (trong một xu hướng tăng). Trong quá trình phát triển mô hình, đôi khi các trader, đặc biệt là người mới bắt đầu, sẽ dễ nhầm lẫn mô hình Butterfly với mô hình Double Top (đỉnh đôi) hoặc Double bottom (đáy đôi). (Tìm hiểu về mô hình đáy đôi tại đây)
Trái ngược với mô hình Double bottom và Double top, mô hình Butterfly không nhất thiết phải xuất hiện ở cuối xu hướng. Mặc dù trong thực tế, nó thường xuất hiện ở cuối xu hướng hơn.
Lưu ý rằng phần đầu của mô hình được đánh dấu bằng dấu X. Sau đó là bốn biến động giá với đội hình như sau: XA, AB, BC và CD.
Xem thêm : Review Sàn Exness
Fibonacci và mô hình Buterfly
Fibonacci là một thành phần rất quan trọng trong việc xác định và giao dịch với mô hình Harmonic, và trong bài viết này, cụ thể đó là mô hình Butterfly.
Mô hình Butterfly có các ngưỡng Fibonacci cụ thể cho từng điểm nằm trong và cần phải lưu ý rằng D không phải là một điểm, mà giống một vùng hơn, tại đó giá thường có có dấu đảo chiều, được gọi là vùng đảo chiều tiềm năng (Potential Reversal Zone – PRZ).
Để có thể xác định đúng mô hình Butterfly, bạn sẽ cần xác nhận sự dao động giá trong quá trình hình thành mô hình sao cho phù hợp với các mức Fibonacci cụ thể.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem xét kỹ hơn các mức Fib trong mô hình con bướm:
XA: Đây là động thái đầu tiên trong mô hình và không có quy tắc cụ thể nào được đưa ra đối với sự chuyển động giá này.
AB: Điểm B là mức quan trọng nhất trong mô hình con bướm và nó sẽ lấy lại 78,6% của chân XA, tức điểm B sẽ hồi lại từ pha chính XA trong khoảng 0.786 (AB = O,786 XA)
BC: BC sẽ lấy mức thoái lui 38,2% hoặc 88,6% so với AB. (Tức BC = 0,382 hoặc 0,886 AB)
CD: Nếu BC bằng 38,2% AB, thì CD có khả năng đạt mức 161,8% của BC (CD = 1,1618 AB). Mặt khác, nếu BC bằng 88,6% của AB, thì CD có khả năng đạt mức 261,8% của BC (CD = 2,618 AB)
AD: Sau đó, AD (bao gồm AB, BC và CD) phải là 127,0% hoặc 161,8% của XA. (AD = 1,27 XA hoặc 1,618 XA)
Mức giá mục tiêu đầu tiên nằm trong khoảng hồi lại theo tỉ lệ 0.382 của pha AD và mức thứ hai tại ngưỡng 0.618. Các ngưỡng dừng lỗ phổ biến nằm tại mức tiếp theo của mô hình, ngay sau điểm D, hoặc kéo dài theo tỉ lệ 1.41 của pha XA. Các nhà giao dịch theo phong cách thận trọng có thể tìm kiếm những tín hiệu xác nhận để vào lệnh. Các mô hình này có thể xuất hiện ở cả thị trường giá xuống và giá lên.
Để các bạn có thể hình dung dễ hơn mối quan hệ trong mô hình Harmonic này, hãy nhìn vào hình minh họa dưới đây:
Lưu ý rằng các mức Fib của BC và CD được hiển thị với hai màu khác nhau – xanh lá cây và xanh dương. Các ngưỡng màu xanh lá cây có liên quan với nhau, cũng như các ngưỡng màu xanh lam có liên quan với nhau.
Như chúng ta đã thảo luận ở trên, nếu BC đạt 38,2% AB, CD sẽ đạt 161,8% BC. Nếu BC đạt 88,6% AB, thì CD sẽ đạt 261,8% BC. Đây không phải là một quy tắc không thể phá vỡ mà là một hướng dẫn chung mà bạn nên biết. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, mức thoái lui tại điểm B của 78,6% XA là rất quan trọng và phải được đáp ứng để xác định chính xác đây là mô hình Butterfly.
Phân loại mô hình Butterfly
Mô hình Butterfly tăng giá
Hình minh họa trên chính là mô hình Butterfly tăng giá. Sự xuất hiện của mô hình Butterfly tăng giá được dự kiến sẽ dẫn đến hành động tăng giá tại điểm D (được thể hiện trong hình bằng mũi tên màu xanh lá cây đi lên).
Xem thêm : Hướng dẫn nạp tiền sàn Exness
Mô hình Butterfly giảm giá
Mô hình Butterfly giảm giá là hình ảnh phản chiếu của mô hình Butterfly tăng giá. Trong trường hợp này, mô hình Butterfly giảm giá có hình dáng giống với chữ cái “W”. Dưới đây là ví dụ minh họa cho mô hình Butterfly giảm giá:
Sau khi mô hình Butterfly giảm giá được hoàn thiện, các trader dự kiến rằng một xu hướng giảm giá tại điểm D sẽ xảy ra. Như ví dụ trong hình, nó được hiển thị bởi mũi tên màu xanh lá cây.
Yếu tố xác nhận mô hình Butterfly
Yếu tố được dùng để xác nhận sự hình thành của mô hình Butterfly đó chính là điểm D.
Khi các hành động giá bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều (tại điểm D), các trader nên cân nhắc việc thực hiện một giao dịch mới.
Chiến lược giao dịch với mô hình Butterfly
Điểm vào lệnh
Nếu bạn đang giao dịch với mô hình Butterfly tăng giá, bạn có thể mua cặp tiền tệ tại điểm D khi giá phản ứng như sau:
Nếu BC bằng 38,2% AB, thì CD có khả năng đạt mức 161,8% của BC (CD = 1,1618 AB)
Hoặc nếu BC bằng 88,6% của AB, thì CD có khả năng đạt mức 261,8% của BC (CD = 2,618 AB)
Trong trường hợp bạn đang giao dịch với mô hình Butterfly giảm giá, bạn sẽ bán cặp Forex khi giá phản ứng với mức D sau:
Nếu BC lấy lại 38,2% AB, CD đặt đỉnh ở mức 161,8% BC
Hoặc sau khi CD đặt đỉnh ở mức 261,8% BC nếu BC rút lại 88,6% của AB
Đặt điểm chặn lỗ
Nếu bạn đang giao dịch mô hình Butterfly tăng giá, bạn nên đặt lệnh Dừng lỗ bên dưới vòng xoay của đáy D mới được tạo. Con nếu bạn đang giao dịch mô hình Butterfly giảm giá, thì hãy đặt lệnh Dừng lỗ trên mức xoay của đỉnh D mới được tạo.
Hãy chắc chắn rằng bạn định vị điểm dừng lỗ ở khoảng cách hợp lý so với điểm D dựa trên sự biến động về giá trên biểu đồ.
Xem thêm : Cách nạp tiền sàn Exness
Điểm chốt lời
Có nhiều cách để các trader có thể lựa chọn cho mình một điểm chốt lời khi giao dịch với mô hình Butterfly. Một trong những cách hiệu quả là đặt mục tiêu giá ở mức mở rộng 161,8% CD.
Thậm chí, bạn có thể xem xét đóng lệnh giao dịch trước mức này khi giá tiếp cận các điểm dao động chính trong cấu trúc mô hình. Các mức quan trọng này bao gồm sự dao động giá tại các điểm B, C và A.
Những cấp độ này có thể đóng vai trò là bước ngoặt tiềm năng. Vì vậy, bạn nên cẩn thận theo dõi cách giá tương tác tại các ngưỡng này để có thể xác định xem bạn nên tiếp tục hay thoát lệnh giao dịch.
Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về mô hình Butterfly (khái niệm, phân loại, Fibonacci trong mô hình Butterfly) cũng như chiến lược giao dịch với mô hình này (điểm vào lệnh, chặn lỗ, chốt lời). Hi vọng rằng, với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ tận dụng nó một cách hiệu quả, và xây dựng cho mình một chiến lược giao dịch phù hợp. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Nguồn : investing.vn