Thăm mộ Hàn Mặc Tử – Thi Nhân tài hoa nhưng bạc mệnh ở Quy Nhơn
Ghé thăm mộ Hàn Mặc Tử không chỉ có những người yêu thơ, rất nhiều khách du lịch cũng tìm về nơi đây với mong muốn thắp nén hương để tưởng nhớ về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận này. Không những thế khi tới đây du khách sẽ được tận hưởng không gian yên bình, thanh vắng với không khí trong lành nơi đồi cao người thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ.
1. Thi sĩ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử sinh năm 1912, mất năm 1940, tên thật là Nguyễn Ngọc Trí. Trong cuộc đời sáng tác thơ văn, Hàn Mặc Tử là người khởi xướng xu hướng “trường thơ loạn” với phong cách viết thơ độc đáo. Ông cũng là người tiên phong cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam.
Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử có sức ảnh hưởng mạnh mẽ với nền văn học nước nhà, tiêu biểu có thể kể đến như Lệ Thanh thi tập, Thơ Điên, Duyên Kỳ Ngộ. Tài hoa nhưng bạc mệnh, Hàn Mặc Từ ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ - 28 tuổi do căn bệnh phong quái ác.
Năm 1940, Hàn Mặc Tử qua đời và được an táng tại Quy Hòa. Đến 20 năm sau, phần mộ của ông được gia đình và bạn bè di dời về đồi Thi Nhân, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hiện tại, ngôi mộ của ông vẫn được chăm sóc cẩn thận và trở thành một trong những điểm tham quan thu hút du khách khi đến với thành phố biển miền Trung thơ mộng.
2. Mộ Hàn Mặc Tử nằm ở đâu?
Mộ Hàn Mặc Từ nằm trên đồi Thi Nhân, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Từ trung tâm thành phố, bạn đi thẳng trên các tuyến đường Nguyễn Tất Thành - An Dương Vương - Hàn Mặc Tử hướng xuống phía Nam tầm 5km.
Sau đó đến phường Ghềnh Ráng, bạn sẽ thấy khu chợ nhỏ, có cây cầu bắc ngang suối Tiên. Đi qua cầu bạn sẽ thấy ngọn đồi Thi Nhân. Đến đây, bạn còn cách vài bước chân của dốc Mộng Cầm là sẽ thấy được bia mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Địa chỉ: 64 Hàn Mặc Tử, Phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, Bình Định.
Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00.
3. Những điểm tham quan tại mộ Hàn Mặc Tử
3.1 Chiêm ngưỡng kiến trúc của ngôi mộ Hàn Mặc Tử
Mộ Hàn Mặc Tử có thiết kế đơn giản với cấu trúc theo hình chữ nhật vuông vức có tượng thánh giá được xây dựng trên một gò đất nhô lên hướng thẳng ra biển. Dưới phần mộ là những bậc thang đá ong được xếp thoải để bước lên phần mộ chính. Phía trên là tượng mẹ Maria hiền từ nhìn xuống.
Trên bia mộ có một chiếc bảng đen ghi tên những người đóng góp, có công xây dựng nên phần mộ này. Khu vực xung quanh phần mộ chính được trồng hoa, cây xanh mang đến không khí thơ mộng, bình yên cho du khách đến thăm.
3.2 Góc chụp ảnh tại mộ Hàn Mặc Tử
Đến với mộ Hàn Mặc Từ, bạn sẽ còn có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp hữu tình của dốc Mộng Cầm. Với địa hình khúc khuỷu với hai hàng Mộng Cầm được chăm sóc, sắp xếp có chủ đích, các bậc thang của con dốc trở thành một điểm lý tưởng để lưu lại một bức ảnh kỷ niệm.
Ngoài ra, mộ Hàn Mặc Tử còn nằm đối diện nhà thờ Ghềnh Ráng, khu du lịch Ghềnh Ráng Tiên Sa - một điểm tham quan nổi tiếng của Quy Nhơn. Không gian sơn thủy hữu tình, mang nét cổ xưa với dây trầu, đá ong, dòng suối nhỏ… của nhà thờ Ghềnh Ráng chắc hẳn sẽ mang đến cho du khách khoảnh khắc yên bình hiếm có.
Từ đồi Thi Nhân, du khách cũng có thể di chuyển xuống chân đồi để ngắm nhìn Bãi Trứng và Bãi Tiên Sa. Giữa khoảng không rộng lớn, đây chắc hẳn sẽ là một “background” xịn sò cho các bạn muốn lưu giữ khoảnh khắc trong chuyến tham quan này.
Theo người dân nơi đây cho biết, trước khi mất, Hàn Mặc Tử có một di nguyện rằng khi qua đời sẽ được chôn trên đèo Son (địa điểm này nằm ở đầu thành phố Quy Nhơn). Năm 1940, Hàn Mặc Tử qua đời và được an táng tại Quy Hòa. Đến năm 1959, bạn bè và người thân của ông đã cải táng và di dời phần mộ của ông về Ghềnh Ráng ngày nay.
Đến thăm phần mộ Hàn Mặc Tử Bình Định bạn sẽ thấy phía phần chân ngôi mộ có rất nhiều đá ong với nhiều hình thù được xếp thoải dần nhìn trông khá huyền bí. Về kiến trúc của ngôi mộ này thì không có gì đặc biệt. Từ phần chân đế xây lên thành các tầng nhỏ dần, trên cùng là phần mộ được xây theo hình chữ nhật vuông vắn, xung quanh được ốp đá hoa. Phía trên ngôi mộ có đặt một bức tượng Đức Mẹ Maria hiền từ nhìn xuống. Nơi an nghỉ của hồn thơ Hàn Mặc Tử là một gò đồi cao, không gian thoáng đãng với hướng nhìn ra biển đúng như sở thích của ông lúc sinh thời. Đến đây bạn sẽ có những giây phút lắng đọng để tưởng nhớ, tổ lòng ái mộ về người thi sĩ tài hoa nhưng bạc phận.
3.3 Cửa hàng lưu niệm nhỏ của nghệ nhân Dzũ Kha
Bên cạnh đó, bạn có thể ghé thăm khu bán hàng lưu niệm ngay gần đó có một căn nhà nhỏ nằm ẩn mình gần phần mộ Hàn Mặc Tử Quy Nhơn, nơi được treo rất nhiều những bức thư pháp được khắc lên gỗ mít, gỗ thông. Khi bước vào căn nhà nhỏ này bạn sẽ bắt gặp một người đàn ông với mái tóc xoăn dài chắc hẳn sẽ làm bạn không khỏi tò mò. Đây là nghệ nhân Dzũ Kha, ông đã có hơn 30 năm thổi hồn thơ của Hàn Mặc Tử lên những tấm gỗ vô chi, vô giác bằng cây “bút lửa” của mình. Được biết, ông sinh năm 1960, quê ở Phù Cát – Bình Định, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và ông đã từng đi khắp đó đây, từ Bắc vô Nam để sưu tầm những kỷ vật có liên quan đến nhà thơ Hàn Mặc Tử. Ông chia sẻ, bản thân là một rất yêu thơ của Hàn Mặc Tử nên ông muốn làm một điều gì đó để lưu giữ điều này.
Thăm quan ngôi nhà nhỏ của ông, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là những câu thơ của Hàn Mặc Tử. Những nét chữ, vần thơ được khắc mềm mại, uyển chuyển trên gỗ sẽ là những món quà độc đáo và ý nghĩa cho những ai ghé thăm nơi đây.
Ngoài những địa điểm du lịch vui tươi, hấp dẫn tại Quy Nhơn, nếu có dịp bạn cũng không nên bỏ qua chuyến viếng thăm phần mộ Hàn Mặc Tử nơi sẽ mang đến cho bạn không gian sâu lắng bên những vần thơ nổi tiếng của người thi sĩ tài năng.
Khuôn viên rất thơ mộng
Hàn Mặc Tử thi nhân tài hoa bạc mệnh